Diễn đàn lớp 8D
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp 8D

♥Phong Độ là Nhất Thời - Đẳng Cấp là Mãi Mãi♥
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 MEO VAT CUOC SONG

Go down 
Tác giảThông điệp
Khách vi
Khách viếng thăm




MEO VAT CUOC SONG Empty
Bài gửiTiêu đề: MEO VAT CUOC SONG   MEO VAT CUOC SONG I_icon_minitimeFri Dec 23, 2011 2:56 pm

Những mẹo vặt liên quan đến nước uống: Cái này có thể nhiều người biết nhưng cũng có nhiều người chưa biết, các bạn hãy thử xem:
@ Mùa hè, trong điều kiện khó khăn như: đi pinic trên rừng núi, hoặc ở những nơi không có đá lạnh, muốn uống nước mát, rất đơn giản: Lấy khăn ướt bọc chai, lon nước(bia)...treo hong ra gió, sẽ có nước(bia) lạnh uống không cần đá.
@ Ở vùng nông thôn nếu không có đá, buộc các chai, lon vào túi, dòng dây cho xuống đáy giếng, sau chừng 1 tiếng kéo lên, nước như được bảo quản trong tủ lạnh.
@ Mùa lũ nhưng ngày có nắng, nước đục không uống được, muốn uống nước trong ngoài những phương pháp khác thì có một cách: Cho nước đục vào chai nhựa hoặc chai thuỷ tinh trong suốt đem phơi nắng, dưới tác động của ánh nắng mặt trời, bùn lắng xuống khá nhanh, ta được nước trong để uống.
@ Mùa hè lúc rất nóng, uống nước có đá rất mát nhưng không phải, nước đá chỉ giúp cảm giác làm mát giả thôi, càng uống càng nóng.
@ Mùa hè đi đường hoặc làm việc vận động nhiều, toát mồ hôi, quá khát, bạn dùng cả ly nuớc to làm một hơi cho đã khát. Sai. Nên uống từ từ từng ngụm một, nếu có nước trà, nước chè xanh nhấp từng ngụm mới hết cơn khát.
Mẹo chữa khi bị một số loài vật, côn trùng cắn:
@ Rết cắn: Con rết thường cắn người vào ban đêm, nhất là khi thời tiết mưa ẩm. Khi bị rết cắn, nếu đập được rết lấy ruột của nó bôi vào vết thương sẽ nhanh khỏi. Loài rết rất kỵ giống gà. Nếu không bắt được rết thì chọn con trống đầu đàn trong đàn gà lấy nước miếng của gà bôi vào. Nếu rết cắn ban đêm, khi con gà đầu tiên gáy sáng sẽ dần khỏi.
@ Bị bò cạp, sâu róm chích vào da gây đau buốt, ngứa cũng giết bọ cạp, sâu róm lấy ruột bôi vào vết thương sẽ hết.
@ Bị ong đốt: Có một số loại ong có nọc chứa độc tố cao, có thể đốt chết người như ong vò vẽ (ong vò vẽ cắn mẻ lưỡi cày) hoặc ong bắp cày(ong lỗ) có thể cắn chết một con trâu mộng nếu trâu dẫm phải tổ của nó ở dưới đất. Khi ong tấn công nó chích nọc vào da người mà không rút ra được, có con để lại nọc còn dính cả khúc ruột ong ở da người, sau đó con ong đó sẽ chết. Số còn lại tiếp tục truy đuổi người tấn công đến cùng.
- Khi bị tấn công hãy nhanh chóng nhảy xuống ao, hồ nước, nếu gần nhà chạy vào nhà đóng cửa, trùm kín chăn, nếu trong rừng chạy vào chổ có bụi cây mềm hơn là chạy ra khoảng trống. Đề phòng ong đốt khi đi rừng tránh mặc áo quần sẫm màu, bôi thuốc chống côn trùng cắn.
- Khi đốt xong, sau mấy phút nọc ong vẫn hoạt động (nhìn kỹ ta thấy nó còn nhúc nhích)để tiếp tục bơm hết độc tố vào da người, cần nhanh chóng dùng gắp lấy hết nọc ong ra, bôi vôi ăn trầu lên các vết đốt. Đối với người bình thường bị dưới 20-30 vết đốt thì không sao nhưng trên mức ấy thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế.
@ Bị rắn cắn: Rắn có nhiều loài rất độc, nọc đọc rắn khi cắn gây chết người nhưng nếu chiết xuất sử dụng trong y học chữa bệnh rất có giá trị nên nọc rắn đắt hơn vàng. Đối với người chuyên nghề bắt rắn, buôn bán rắn thì họ có thuốc bào chế sẵn nên rất ít bị rắn cắn, có cắn cũng không sao, còn với chúng ta thì:
- Để chống rắn cắn, khi đi rừng nên mang theo để phòng: một vài dây cây sắn dây, cây sả, cây củ ném..., rắn rất kỵ các loại cây này mà lãng xa.
- Nếu không may bị rắn cắn không nên sợ, chạy hoảng loạn mà phải bình tĩnh, nếu bị cắn vào tay, chân thì dùng băng hoặc xé áo lót buộc ga-rô phía trên vết cắn để ngăn nọc độc chạy vào cơ thể. Không dầm nước, không hút thuốc, ăn cơm, sau khi bị cắn 36 giờ có thể ăn gạo rang nấu cháo từ ít đến nhiều. Sau đó nhanh chóng đưa đi bệnh viện.
- Hút nọc rắn: Dùng gạc nai khô thứ dùng trang trí hoặc móc áo mũ trong nhà cưa khúc cho vào nồi, đun với vài chén nước đến khi cháy thành than, chẻ đôi khoanh gạc nai để vào vết rắn cắn, khi nào miếng gạc nai bị rơi ra là hết nọc.
Đây là những mẹo, cách đơn giản tôi sưu tầm được qua dân gian, có thể mỗi vùng miền có cách hoặc mẹo khác nhau. Xin mời các bác bổ sung thêm.
@ Nấc cụt thường hay gặp khi đang ăn cơm. Khi bị nấc cụt, người bị nấc lấy đôi đũa đang ăn chĩa thẳng vuông góc vào sơn căn (chỗ hai lông mày giao nhau) giữ thế một lúc là hết.
Một mẹo nữa: Khi thấy người nhà đang ăn cơm bị nấc cụt, bố hay mẹ cứ lẵng lặng không nói gì trở gốc đũa ăn bình thường, một lát người bị nấc tự nhiên hết. Không hiểu vì sao.
@ Chữa nấc cụt khi bình thường: Cái này hồi ở Nga tôi có áp dụng mấy lần đều thành công, nhưng cả mấy lần mình đều thành khổ chủ. Xin kể nhé:
Có ông bạn quê ở Bắc Giang, học sau tôi một khoá. Hôm đó đến phòng ông ấy chơi thấy hắn cà nấc, cà nấc liên tục, nói chuyện cũng không được, thế là tôi giở mẹo ra hỏi hắn hôm qua sao tự động đến phòng tôi thó mất mấy cái băng cát-set, hắn cãi là không lấy làm gì vì hắn không có máy. Tôi cứ khăng khăng quyết là hắn lấy cho ai đó làm hắn tức đỏ mặt tía tai, thậm chí văng tục, nhưng nấc cụt cũng biến luôn theo cái giận của hắn. Sau đó, tôi hỏi đã hết nấc cụt chưa? Hắn mới hiểu ra và vừa xin lỗi vừa cảm ơn.
Về Đầu Trang Go down
 
MEO VAT CUOC SONG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp 8D :: Mẹo Vặt :: Mẹo Vặt-
Chuyển đến